Tháp Bà Ponagar – Tòa Di Tích Chăm Pa Cổ
Giá vé tháp bà Ponagar
Giá vé tham quan: 22000.đ/ người
Tháp bà Ponagar cùng là một trong những địa điểm tham quan trong chương trình citytour( tour tham quan các điểm du lịch nổi tiếng Thành phố Nha Trang), du khách thích lựa chọn đi kết hợp với tour này để tham quan được nhiều điểm hơn.
Tháp Bà Ponagar giờ mở cửa
Mở cửa đón khách từ 8h00 đến 18h00 tất cả các ngày từ thứ 2 đến chủ nhật.
Kiến trúc tháp Chăm
Kiến trúc Chăm Pa được biết đến là 1 khối được dựng lên bằng gạch nung và có màu đỏ sẫm. Có phía trên rộng và và thon hình bông hoa. Mặt bằng đa số là hình vuông và bên trong nhỏ hẹp. Đặc điểm của kiến trúc Chăm Pa là duy nhất có một cửa phía Đông. Trần nhà có cấu tạo là mái vòm cuốn và bên trong có một bệ thờ đá. Trên mặt tường của tháp được sử dụng nghệ thuật chạm khắc, đẽo gọt cung phu hình ảnh thần thánh, vũ nữ, chim chóc. Qua hàng chục thế kỉ những tòa tháp vẫn bền vững nhờ sự liên kết chắc chắn của những viên gạch.
Tổng thể khu di tích Tháp bà Ponagar gồm 3 tầng đi từ dưới lên trên:
Tầng đầu: Là lối dẫn lên tháp chính với những bậc tam cấp.
Tầng thứ hai: Hiện chỉ còn 2 dãy cột chính bằng gạch hình bát giác, mỗi bên 5 cột có đường kính hơn 1 mét và cao hơn 3 mét. Ở hai bên các dãy cột lớn có 12 cột nhỏ và thấp hơn, tất cả nằm trên một nền gạch cao hơn 1 mét. Chính vì thế nên khu này được chọn làm nơi du khách đến đây nghỉ chân và sửa sang lại quần áo, lễ vật trước khi dâng cúng.
Tầng trên cùng: Là nơi các tháp được xây dựng, ngay trước mặt ngôi tháp chính. Những bậc thang này từ lâu đã không được sử dụng. Bặc thang ở phía Đông thấy hiện nàyở phía Nam Tháp bà rộng lớn hơn được xây. Tháp thờ chính ở dãy trước khá lớn và cao khoảng 23 mét là Tháp bà Ponagar mà chúng ta hay gọi là Tháp bà. Nguyên thủy chính là Tháp thờ thần Parvati vợ của Shiva. Tháp chính thờ thần Ponagar.
Lễ hội Tháp bà Ponagar
Lễ hội tháp bà Ponagar diễn ra từ ngày 21 đến ngày 23 tháng 3 âm lịch hàng nằm. Tại di tích Tháp bà Ponagar phường Vĩnh Phước thành phố Nha Trang Tỉnh Khánh Hòa. Cùng với sự phát triển kinh tế – xã hội của đất nước, đời sống nhân dân ngày một tăng lên, đã tạo cho nhu cầu sáng tạo và thưởng thức văn hóa ngày càng phong phú. Do đó, lượng người đổ về tham gia lễ hội ở tháp bà ngày càng cao.
Lễ hội còn được diễn ra với các nghi thức:
- Lễ thay y: diễn ra vào ngày 20/3 đúng giờ Ngọ 12h trưa.
- Lễ thả hoa đăng: diễn ra vào lúc 19h – 21h ngày 20/3.
- Lễ cầu quốc thái dân an: diễn ra lúc 6h – 8h ngày 21/3
- Lễ cúng ngọ, cúng thí thực: diễn ra lúc 12h – 12h30 ngày 21/3
- Tế lễ cổ truyền: diễn ra lúc 6h – 8h ngày 23/3
- Lễ Tôn Vương, lễ Khai Diên: diễn ra lúc 6h – 9h ngày 23/3
- Lễ Dâng Hương tạ mẫu: diễn ra lúc 23h – 24h ngày 23/3
- Múa bóng và hát văn: diễn ra trong tất cả các ngày lễ hội.
- Hội thi rước nước và bày mâm hoa quả dâng Mẫu: diễn ra lúc 10h – 15h ngày 23/3.